Cuộc cách mạng 4.0 đã mang đến nhiều cơ hội cho các DN, xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành sản xuất, dịch vụ và bán lẻ. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức nếu như lực lượng lao động của DN chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế.
Song song với đó, đại dịch COVID-19 đã mang đến không ít khó khăn cho DN. Nếu không có sự đổi mới và đầu tư vào nguồn lực con người, DN khó có thể “bắt nhịp” với thị trường, đối mặt với nguy cơ “tụt hậu” so với nền kinh tế.
Theo báo cáo đăng trên The International Journal of Business and Management Research vào năm 2019, 90% nhân viên đồng ý rằng các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã góp phần cải thiện hiệu suất làm việc của họ. Nhờ vậy, DN mới có thể thu về lợi nhuận dài hạn và “đứng vững” trong thị trường đầy biến động.
Thấu hiểu mức độ cấp thiết của vấn đề này, New Horizon Academy đã xây dựng một quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, toàn diện cho đối tượng cả cá nhân và DN, nhằm bổ sung kiến thức và kỹ năng giúp thúc đẩy các giải pháp sáng tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên.
Khái niệm đào tạo và phát triển nhân lực
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hoạt động bổ sung kiến thức chuyên mông và hướng dẫn kỹ năng do các giảng viên có chuyên môn được được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Chương trình và hoạt động này được xây dựng và tổ chức nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên, khắc phục những thiếu sót để cải thiện năng suất làm việc. New Horizon Academy là một học việc đào tạo chuyên thiết kế các chương trình đào đào cơ bản đến chuyên sâu để đáp ứng những yêu cầu và nhu cầu của người học. Thông thường, các chương trình đào tạo ngắn hạn này tập trung phát triển kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân sự, giúp họ hòa nhập với văn hóa tổ chức, kết nối với đồng nghiệp và cùng nhau làm việc theo định hướng tương lai của DN.
Đặc biệt, trong thời kỳ “bình thường mới”, các DN cũng đang tập trung phát triển nguồn nhân lực để sớm bắt nhịp với thị trường. Hoạt động này còn mang lại nhiều lợi ích về chiến lược dài hạn của DN lẫn đội ngũ nhân viên.
Mục đích – Vai trò của việc đào tạo và phát triển nhân lực
Mục đích cuối cùng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là sử dụng tối ưu lực lượng lao động hiện có để nâng cao hiệu suất công việc. Từ đó, DN có thể tiết kiệm chi phí, đạt lợi nhuận bền vững trong dài hạn. Cụ thể như sau:
Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với DN
- Đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức trước những thay đổi của môi trường xung quanh. Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh kinh doanh khốc liệt, DN cần đội ngũ nhân sự đủ mạnh để thực hiện các chiến lược “dẫn đầu”, bắt nhịp với sự phát triển của xu hướng tự động hóa. Đồng thời, hoạt động này còn giúp DN khẳng định vị thế của mình trên thương trường.
- Tạo tiền đề cho những lợi thế cạnh tranh của DN. Bởi mọi khía cạnh làm nên sự khác biệt cho DN như công nghệ, sản phẩm, dịch vụ,… đều phải có sự điều khiển của con người. Nhân sự giỏi sẽ là mũi nhọn tiên phong, là cái khiên vững chắc cho DN trước thị trường đầy biến động.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp nâng cao hiệu quả làm việc, gia tăng suất lao động. Đồng thời, DN có thể duy trì và phát triển nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên.
- Chương trình đào tạo chuyên sâu sẽ giúp DN cập nhật thông tin mới, công nghệ mới vào hoạt động sản xuất. Từ đó, tạo điều kiện cho việc áp dụng kỹ thuật vào công tác quản lý DN. Đồng thời, đội ngũ nhân viên sẽ được phát triển tư duy, cách nhìn mới nhằm tối ưu hóa hiệu suất làm việc.
- Giảm bớt sự giám sát từ quản lý vì những nhân viên được đào tạo có khả năng tự giám sát công việc của mình.
Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với nhân viên
- Đáp ứng nhu cầu học tập, tinh thần học hỏi của nhân viên. Từ đó, đội ngũ nhân viên có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đời sống. Đặc biệt, điều này còn tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa DN và nhân viên, là sợi dây “vô hình” níu giữ nhân tài cho tổ chức.
- Thông qua các chương trình đào tạo, đội ngũ nhân viên sẽ có cái nhìn mới, tư duy mới trong công việc. Đây cũng chính là cơ sở để nhân viên nâng cao khả năng sáng tạo, cống hiến cho sự phát triển của DN.
- Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Theo báo cáo từ các tổ chức khảo sát, 91% công ty và 81% nhân viên nói rằng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã thúc đẩy năng suất làm việc của họ, 80% nhân viên được cải thiện sự tự tin trong công việc.
Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực toàn diện cho DN
Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Bước đầu tiên để DN xây dựng chương trình đào tạo nhân sự một cách toàn diện là xác định mục tiêu. Hầu hết DN đều hướng đến mục tiêu là nhân viên được trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm phục vụ cho công việc.
Tuy nhiên, để hoạt động đào tạo diễn ra hiệu quả, DN cần xác lập mục tiêu cụ thể, khả thi, có thể đo lường được, có liên quan và có thời hạn chắc chắn. Điều này sẽ giúp DN tiết kiệm ngân sách và thời gian, tránh những việc gây lãng phí.
Dự đoán nhu cầu nhân sự
- Những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến nhu cầu nhân sự của DN là kinh tế, văn hóa xã hội, pháp luật, dân số, lực lượng lao động, khách hàng…
- Những yếu tố bên trong tác động đến nhu cầu nhân sự tại DN là sứ mệnh, tầm nhìn, viễn cảnh, chính sách, chiến lược, văn hóa công ty, cổ đông, công đoàn…
Nhà quản lý phải phân tích tất cả những điều trên để đưa ra dự đoán về nhu cầu nhân sự trong công ty. Song song với đó, DN cần xác định các phương án, chính sách phù hợp để đáp lại những nhu cầu này.
Ngoài ra, để xác định cơ cấu lao động phù hợp, nhà quản lý cần cân nhắc đến mức độ phức tạp của sản phẩm. Những mặt hàng khi tung ra thị trường sẽ có có yêu cầu về chất lượng, số lượng và trình độ lao động khác nhau. Vậy nên, không thể áp dụng một chính sách chung cho các DN đa ngành nghề.
Phân tích và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực
Quá trình phân tích và đánh giá nguồn nhân lực sẽ giúp nhà quản lý xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà DN đang gặp phải. Đây là hoạt động rất quan trọng, bởi thông qua thực trạng này, DN mới có thể dự báo nhu cầu cũng như nguồn cung nhân sự trong tương lai.
Thực hiện tăng/ giảm nguồn nhân lực (nếu có)
Dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng về nguồn lao động hiện có, nhà quản lý sẽ đưa ra quyết định tăng/ giảm hoặc luân chuyển nhân sự để đáp ứng sự thay đổi trong chiến lược.
Ngoài ra, thực hiện luân chuyển còn giúp DN tối ưu chi phí, đa năng hóa đội ngũ nhân sự. Tuy nhiên, với quyết định luân chuyển phòng ban, ban quản lý phải đảm bảo rằng nhân viên đó có đủ kiến thức, kỹ năng để đảm nhận vị trí mới thông qua các hoạt động đào tạo. Đặc biệt, để người lao động có thể sớm “bắt nhịp” với vị trí mới, nâng cao năng lực cá nhân, việc đào tạo đầy đủ các kỹ năng là vô cùng quan trọng.
Thiết kế chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Bước tiếp theo chính là thiết kế chương trình đào tạo và phát triển lực lượng lao động. Cụ thể là hệ thống nội dung các bài giảng, các kỹ năng cần được đưa vào và thời gian triển khai chương trình.
Bản thiết kế sẽ được lên ý tưởng từ nhu cầu đào tạo và mục tiêu mà DN đã xác định trước đó. Đồng thời, DN cũng nên cân nhắc đến tình hình tài chính, nguồn nhân sự… để lựa chọn phương án phù hợp nhất.
Sau đây là chương trình đào tạo cho cá nhân và DN của học viện New Horizon Academy
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO CHO CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP | |||
STT |
Phòng ban | Chương trình | Đối tượng |
1 | Cấp Lãnh Đạo | Tài chính dành cho quản lý & lãnh đạo | BLĐ QL Cấp cao |
2 | Kế toán dành cho quản lý & lãnh đạo | ||
3 | Kiến thức thuế dành cho lãnh đạo | ||
4 | Phân tích báo cáo tài chính | ||
5 | Cán bộ quản lý toàn quốc | Tạo động lực cho cấp dưới | Cấp quản lý cấp trung |
6 | Kĩ năng quản lý chuyên nghiệp | ||
7 | Kĩ năng Coaching | ||
8 | Kĩ năng tổ chức cuộc họp | ||
9 | Quản trị sự thay đổi | ||
10 | Tuyển dụng & giữ chân nhân viên | ||
11 | Phòng kinh doanh / Bộ phận bán hàng |
Quản lý kênh phân phối hiệu quả | Quản lý sales |
12 | Kĩ năng quản lý đội ngũ Sales | ||
13 | Kỹ năng Quản lý – Giám sát bán hàng | ||
14 | Kĩ năng Quản lý bán hàng hiệu quả | ||
15 | Kĩ năng bán hàng chuyên nghiệp | Nhân viên Sales | |
16 | Kĩ năng xử lý từ chối trong bán hàng | ||
17 | Kĩ năng chốt sales | ||
18 | Kĩ năng giao tiếp bán hàng hiệu quả | ||
19 | Telesales hiệu quả | ||
20 | Quản lý cảm xúc trong bán hàng | ||
21 | Business Manner- Nghi thức giao tiếp trong kinh doanh | ||
22 | Kĩ năng bán hàng đột phá | ||
23 | Kĩ năng bán hàng B2B chuyên nghiệp | ||
24 | Kĩ năng Tư vấn bán hàng chuyên nghiệp | ||
25 | Kĩ năng Giải quyết khiếu nại than phiền của khách hàng | ||
26 | Nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng | ||
27 | Kĩ năng Trưng bày sản phẩm, hàng hóa trong siêu thị, cửa hàng | ||
28 | Kĩ năng Chăm sóc khách hàng xuất sắc | ||
29 | Khối VP Back office | Kĩ năng xử lý tình huống | Cho mọi cấp từ Nhân viên – Trưởng phó phòng các bộ phận |
30 | Kĩ năng quản lý thời gian | ||
31 | Kĩ năng báo cáo hiệu quả | ||
32 | Kĩ năng làm việc chuyên nghiệp | ||
33 | Kĩ năng giao tiếp nội bộ hiệu quả | ||
34 | Kĩ năng thuyết trình | ||
35 | Truyền thông nội bộ hiệu quả | ||
36 | Lập kế hoạch & tổ chức công việc hiệu quả | ||
37 | Kĩ năng Phân công & Giao việc hiệu quả | ||
38 | Kỹ năng trao quyền & uỷ thác công việc | ||
39 | Kĩ năng Tuyển dụng & Giữ chân nhân sự | ||
40 | Kĩ năng phỏng vấn chuyên nghiệp | ||
41 | Kĩ năng Đánh giá & phản hồi nhân viên hiệu quả | ||
42 | Khuyến khích & Tạo động lực cho nhân viên | ||
43 | Xây dựng thương hiệu cá nhân chuyên nghiệp | ||
44 | Kĩ năng giải quyết xung đột trong công việc | ||
45 | Kĩ năng Thuyết trình gây ảnh hưởng | ||
46 | Kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định | ||
47 | Kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả | ||
48 | Tư duy sáng tạo & Giải quyết vấn đề hiệu quả | ||
49 | Kĩ năng đàm phán & thương lượng | ||
50 | Xây dựng & Triển khai hệ thống BSC-KPIs hiệu quả | ||
51 | Quản trị nhân sự dành cho quản lý cấp trung | ||
52 | Bí quyết tuyển dụng & đãi ngộ nhân tài hiệu quả | ||
53 | Quản trị nhân tài & phát triển đội ngũ kế nhiệm | ||
54 | Quản trị rủi ro pháp lý nhân sự |
Thực hiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Sau khi lên kế hoạch, DN sẽ bắt đầu tiến hành thực hiện quy trình đào tạo và phát triển lực lượng lao động. Đặc biệt, nhà quản lý nên chia nhóm nhân viên để việc đào tạo diễn ra hiệu quả hơn. Bởi những nhóm nhân viên có trình độ, kỹ năng giống nhau thì khả năng tiếp thu sẽ có sự đồng đều.
Ngoài ra, khi được đào tạo với đồng nghiệp cùng trình độ, nhân viên sẽ gia tăng sự tương tác với người hướng dẫn cũng như mạnh dạn nêu ra quan điểm của mình hơn. Bên cạnh việc chia nhóm, nhà quản lý cũng nên theo sát tiến độ đào tạo nhân lực để nắm bắt tình hình, rút kinh nghiệm cho những hoạt động sau này.
Kiểm tra, đánh giá quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Bước cuối cùng nhưng rất quan trọng chính là kiểm tra và đánh giá. Việc này giúp DN nhận thấy được sự chênh lệch giữa bản kế hoạch đã vạch ra và thực tế triển khai.
Từ đó, nhà quản lý có thể phát hiện nguyên nhân dẫn đến sai lệch này, đưa ra giải pháp khắc phục cũng như rút ra bài học kinh nghiệm cho lần sau. Đồng thời, ban lãnh đạo cũng sẽ đo lường được kết quả mà hoạt động đào tạo mang lại, thông qua phiếu trả lời, phản hồi của nhân viên hay hiệu suất làm việc của từng cá nhân…
Kết luận
Giới thiệu trên đây chỉ là quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cơ bản. Nhưng để áp dụng hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng DN thì đội ngũ thiết kế chương trình của New Horizon Academy cần phải tìm hiểu nhu cầu thực sự và đối tượng học viên cũng như mong muốn cải thiện điều gì DN thì sẽ có chương trình và module phù hợp giúp tiết kiệm thời gian lẫn chi phí đào tạo.
Học viện New Horizon Academy có đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao và tinh thần nhiệt huyết cùng với chương trình được thiết kế tỉ mỉ phù hợp với từng Doanh nghiệp và đối tượng học viên đảm bảo sẽ đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu nâng cao chất lượng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
Chúng tôi đã triển khai nhiều khóa học trong suốt thời gian qua được sự đồng hành tín nhiệm của bao lớp học viên và doanh nghiệp.
(Bài viết tham khảo Nguồn: MARYVILLE UNIVERSITY)